Việc lựa chọn và lắp đặt đồng hồ áp suất nước thì đã quá trở nên quen thuộc đối với Anh em kỹ thuật rồi. Đơn giản ta chỉ cần chọn loại đồng hồ áp suất thích hợp và lắp vào vị trí cần đo áp suất. Vậy là xong!
Nhưng sẽ thật là khó khăn đối với những người không rành về kỹ thuật, chẳng hạn như bộ phận mua hàng, những Công ty thương mại chẳng hạn. Rất khó để có thể lựa chọn được loại đồng hồ áp suất nước phù hợp giữa vô vàn những thương hiệu, những thông số khác nhau trên thị trường.
Trong bài viết hôm nay, mình sẽ “hướng dẫn” cụ thể từng thông số mà bạn cần phải hiểu trước khi chọn mua cũng như lắp đặt đồng hồ áp suất nước.
Đầu tiên, ta sẽ cần tìm hiểu sơ qua về một vài khái niệm cơ bản như sau:
Đồng hồ đo áp suất là gì – Đồng hồ áp suất nước là sao?
Đồng hồ đo áp suất là một thiết bị chuyên dụng dùng để đo áp suất tại một vị trí nhất định. Thiết bị này sẽ giúp giám sát áp suất tại điểm đó, khi áp suất tăng/giảm ta sẽ có cách xử lý.
Thật ra thì có rất nhiều những ứng dụng của loại đồng hồ này trong cuộc sống hàng ngày chứ không hẳn là nó chỉ xuất hiện trong nhà máy hoặc dây chuyền công nghiệp.
Đơn giản như bạn có thể thấy hàng ngày chính là cái bình bơm hơi của các cửa hàng sửa chữa xe máy, xe ô tô. Thì trên những bình đó sẽ có 1 cái đồng hồ. Đó chính là đồng hồ đo áp suất khí trong bình hơi. Người ta dùng đồng hồ để xem trong bình hơi còn hơi nhiều không. Nếu áp suất giảm hoặc gần về đến số 0 thì sẽ bơm hơi tiếp vào bình. Còn nếu hơi quá nhiều sẽ cần phải xả bớt để tránh hư hỏng bình hơi.
Đó chính là đồng hồ đo áp suất khí.
Còn…..
Đồng hồ đo áp suất nước là sao?
Tương tự như vậy, đồng hồ đo áp suất nước là loại đồng hồ dùng để đo áp suất nước trong đường ống.
Một vài những ứng dụng của nó như sau:
Đo áp suất trong các họng chứa nước, vòi cứu hỏa.
Đồng hồ đo áp suất nước thải trong các nhà máy sản xuất giấy, nhà máy sản xuất hóa chất.
Đo áp suất trong các bồn chứa nước.
Giám sát áp suất nước trên đường ống dẫn.
đồng hồ áp suất màng
…. và còn rất nhiều những ứng dụng của nó nữa.
Nhưng tóm gọn lại, mục đích cuối cùng thì chính là dùng để….đo áp suất nước.
Vì sao lại dùng đồng hồ đo áp suất nước?
Mình lấy ví dụ đơn cử như trong các bồn chứa nước trên xe cứu hỏa hoặc trong các vòi xịt nước cứu hỏa.
Việc giám sát áp lực nước trong trường hợp này phải rất là chính xác.
Bởi vì nếu áp suất trong các vòi xịt cứu hỏa không đạt được đúng áp suất quy định thì nước sẽ không phun xa đi được. Và nếu áp suất quá lớn sẽ dễ làm hư hỏng thiết bị hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng.
Chính vì vậy trong ngành cứu hỏa, luôn có một quy chuẩn về áp suất trong đường ống. Dĩ nhiên là ngoài đồng hồ áp suất, người ta còn có thể dùng cả cảm biến áp suất để đo áp suất.
Những lưu ý khi lựa chọn đồng hồ đo áp suất nước:
Trước khi lắp đặt đồng hồ áp suất nước, ta cần phải mua được loại đồng hồ áp suất phù hợp với yêu cầu sử dụng. Đây là việc cực kỳ quan trọng; quyết định việc sử dụng đồng hồ áp suất có hiệu quả hay không.
Vì thế, khi bạn nhận được một yêu cầu mua đồng hồ áp suất mà không có những thông số kỹ thuật mà mình liệt kê bên dưới, hãy hỏi lại kỹ thuật nhà máy để đảm bảo rằng loại đồng hồ bạn mua về là có thể sử dụng được.
Một vài những thông số kỹ thuật mà bạn nên tham khảo trước khi mua như sau:
Thang đo của đồng hồ:
Nói một cách đơn giản, dễ hiểu thì thang đo chính là giá trị áp suất được ghi trên mặt đồng hồ. Nó cho biết giá trị nhỏ nhất và lớn nhất mà đồng hồ có thể đo được.
Bởi vì nếu ta chọn sai thang đo, thì cho dù ta chọn loại đồng hồ tốt đến mấy, sai số có thấp đến đâu đi nữa thì khi sử dụng cũng sẽ không bao giờ chính xác được.
Mình lấy ví dụ như sau:
-Bạn cần đo áp suất trong đường ống chỉ có 2-3bar. Nhưng khi chọn mua, bạn lại chọn đồng hồ áp có thang đo là 0-10bar. Như vậy thì sai số của nó sẽ rất lớn. Bởi vì khoảng cách giữa áp suất thực tế và thang đo quá lớn.
Và điều ta cần làm chính là chọn thang đo gần nhất với áp suất cần đo. Càng gần thì càng tốt.
Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý giúp mình một việc.
Đối với những môi trường áp suất cực lớn. Ví dụ như máy nén khí, máy ép cọc… những nơi mà áp suất có thể lên đến vài trăm đến vài ngàn bar. Thì ta phải chọn thang đo áp suất hơi xa so với áp suất thực tế. Vì trong thực tế sử dụng, sẽ có những lúc mà áp suất tăng đột ngột trong 1 khoảng thời gian ngắn sẽ dễ làm hư hỏng đồng hồ.
Môi trường đo là nước sạch hay nước thải?
Đối với môi trường nước, mình sẽ có 3 khuyến nghị cho bạn như sau:
Môi trường là nước sạch
Môi trường là nước thải
Và môi trường là nước có lẫn hóa chất
Với môi trường đo là nước sạch thì khá là đơn giản; ta chỉ cần lựa chọn đồng hồ theo 2 tiêu chí sau:
Nếu là nước sạch, sử dụng đồng hồ áp suất chân inox.
Còn nếu là nước thường thì chỉ cần dùng đồng hồ áp suất chân đồng là ổn.
Một lưu ý nhỏ là loại đồng hồ áp lực chân đồng sử dụng 1 thời gian sẽ dễ bị rỉ sét ở phần chân nên không thích hợp để dùng cho nước sạch.
Còn với 2 môi trường là nước thải và nước có lẫn hóa chất thì ta bắt buộc phải dùng đồng hồ áp suất màng. Có thể tham khảo đồng hồ áp suât màng tại bài viết sau:
Sai số của đồng hồ áp suất?
Để nói về sai số của đồng hồ áp suất, ta sẽ chia thành 2 loại cụ thể:
Đồng hồ áp suất dạng cơ:
Thông thường, đối với loại đồng hồ dạng cơ; sai số của nó sẽ là 1% (class 1.0) đối với loại đồng hồ đường kính mặt 100mm. Còn đối với loại đồng hồ có đường kính mặt 63mm, sai số của nó là 1,6% (class 1.6).
Đồng hồ áp suất điện tử:
Đối với đồng hồ áp điện tử thì có rất nhiều độ sai số tùy theo thương hiệu sản xuất đồng hồ. Nó có thể dao động từ 0.5% đến 0,02%. Và giá thành của nó sẽ tăng/giảm tùy theo độ sai số. Sai số càng thấp, giá nó sẽ càng cao và ngược lại.
Nhiệt độ của môi trường đo:
Đa số loại đồng hồ hiện nay trên thị trường thì chỉ có thể chịu được nhiệt độ môi trường đo tầm 60-70 độ C trở lại. Và phần chân ren thì có thể chịu được 100 độ C.
Bởi vậy nên đối với những môi trường đo áp suất ở nhiệt độ cao, ta cần phải dùng thêm ống siphon để giảm nhiệt cho đồng hồ.
Nói về ống siphon thì đây là 1 thiết bị chuyên dùng để giảm bớt nhiệt độ của đồng hồ trong khoảng 400 độ C trở lại. Nó giúp cho nhiệt độ giảm đáng kể từ 300-400 độ xuống chỉ còn 60-70 độ C. Các loại ống siphon, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán vật liệu công nghiệp đều có.
Đồng hồ áp suất có dầu hay không dầu?
Về thông số này, bạn chỉ cần nhớ:
Nếu dùng đồng hồ để đo áp suất trên đường ống bị rung hoặc tại khu vực rung động nhiều thì hãy dùng đồng hồ áp suất có dầu.
Nếu chỉ đo áp suất trên đường ống bình thường, không rung thì dùng đồng hồ áp suất không dầu.
Bởi vì thực tế phần dầu trong đồng hồ mục đích là để giảm rung cho đồng hồ. Có phần dầu này bên trong, đồng hồ sẽ không bị gãy kim khi bị rung.
đồng hồ áp suất có dầu
Đồng hồ áp suất có dầu >< Đồng hồ áp suất không dầu
Tuy nhiên, loại đồng hồ có dầu sẽ có 1 nhược điểm. Đó là phần dầu bên trong dễ bị đổi màu theo thời gian, sẽ khó khăn để đọc giá trị khi sử dụng lâu.
Mặt khác thì loại đồng hồ áp suất có dầu sẽ dễ bị chảy dầu khi vận chuyển đi xa.
Xem thêm các thiết bị đo lưu lượng: https://gptek.vn/thiet-bi-do-luu-luong
Kiểu kết nối của đồng hồ:
Thông thường sẽ có 2 loại kết nối của đồng hồ áp:
Thứ nhất là loại kết nối chân ren với các chuẩn G1/2”, G1/4”,…..
Thứ hai là kiểu kết nối mặt bích dành cho các loại đồng hồ áp suất màng như DN10; DN20, DN50….
Tùy loại đồng hồ áp suất mà ta sẽ chọn kiểu kết nối tương ứng.
Ngoài ra, tùy theo vị trí lắp đặt mà ta sẽ có từng loại đồng hồ tương ứng. Ví dụ như đồng hồ áp suất chân đứng, đồng hồ áp suất chân sau; đồng hồ áp suất gắn tủ,…
Chẳng hạn như khi bạn chỉ cần lắp đồng hồ theo phương thẳng đứng trên đường ống thì có thể chọn loại đồng hồ áp suất chân đứng.
kiểu kết nối của đồng hồ áp suất
Một vài kiểu kết nối của đồng hồ áp suất
Còn nếu muốn lắp phần chân nằm phía sau đồng hồ (ở những vị trí hẹp) thì có thể dùng loại đồng hồ áp chân sau.
Cuối cùng là nếu ta cần cố định đồng hồ chắc chắn thì có thể dùng loại đồng hồ áp suất gắn tủ.
Những lưu ý khi lắp đặt đồng hồ đo áp suất nước:
Sau đây sẽ là một vài lưu ý và thao tác bạn nên tham khảo trước khi lắp đặt đồng hồ áp suất. Liên quan đến áp suất, ta cần phải thao tác thật chính xác để đảm bảo không bị rò rỉ cũng như nguy hiểm cho người vận hành.
Đối với loại đồng hồ có áp suất chỉ vào khoảng vài bar (hoặc vài kg) thì đơn giản. Nhưng với các hệ thống máy nén khí, hệ thống ép cọc nhồi chẳng hạn; áp suất ở những nơi đó thường rất cao; vì vậy với những trường hợp này, ta cần phải thao tác thật chính xác và cẩn thận.
Làm sạch vị trí lắp đặt:
Đầu tiên, để lắp đặt đồng hồ vào đường ống; ta cần phải vệ sinh sạch sẽ vị trí lắp đặt. Nhất là ở phần chân ren để vặn đồng hồ vào. Phải đảm bảo là vị trí lắp đặt đã được ngắt áp suất hoàn toàn trước khi lắp đặt.
Ngoài ra, đối với các ứng dụng đo áp suất là nước sạch; việc vệ sinh phần chân ren là bắt buộc để đảm bảo không làm thay đổi chất lượng nước.
Cố định đồng hồ – kiểm tra rò rỉ:
Để tránh việc rò rỉ áp suất, ta có thể dùng băng keo non để quấn quanh phần chân ren; sau đó mới lắp vào đường ống. Phần băng keo non này sẽ giúp tránh tình trạng rò rỉ áp suất.
Khi lắp đồng hồ vào, ta cũng phải cố định thật chắc phần chân ren.
Một lưu ý nhỏ khi lắp đặt là nên chọn đúng phần ren kết nối để việc lắp đặt được hoàn toàn chính xác.
Thường thì hiện nay, ta sẽ có 2 kiểu kết nối ren: BSPM và NTPM. Cần lưu ý đặc biệt để chọn cho đúng. Vì 2 kiểu ren này không thể dùng chung được. Cụ thể là nếu ta dùng đồng hồ áp suất có kiểu ren là BSP và lắp vào đường ống có kiểu ren là NPT thì sẽ chỉ vặn vào được 1/2 phần ren, phần ren còn lại sẽ không thể vặn vào được. Bởi về ren BSP là dạng ren thẳng còn NPT là dạng ren côn.
Ngoài ra thì hệ ren cũng khá quan trọng. Trên thị trường hiện nay sẽ thường có 2 hệ ren phổ biến là ren hệ inch và ren hệ mét.
Với các hãng đồng hồ của Châu Âu hoặc G7 thì sẽ dùng ren hệ inch.
Còn với các hãng đồng hồ của Châu Á hoặc Nhật Bản thì sẽ dùng ren hệ mét.
Ta nên lưu ý 2 hệ ren này để chọn cho chính xác.
Sử dụng thiết bị giảm áp cho đồng hồ:
Với các môi trường áp suất tăng giảm đột ngột và khả năng dao động lớn; chẳng hạn như khoan cọc, ép cọc hoặc máy nén khí; ta cần dùng thêm 1 thiết bị giảm áp cho đồng hồ.
Mục đích của việc dùng thiết bị này; là tránh đồng hồ bị tăng/giảm áp suất quá lớn và đột ngột sẽ làm hư hỏng đồng hồ.
Sử dụng ống siphon giảm nhiệt cho đồng hồ:
Thông thường đối với các đồng hồ áp suất thì khả năng chịu được nhiệt độ của nó chỉ tầm khoảng 80 độ trở lại. Còn với phần chân ren thì nhiệt độ thường chỉ chịu được 100 độ C.
Vì vậy trong trường hợp ta dùng cho môi trường nhiệt độ cao; cần phải dùng thêm ống siphon để giảm nhiệt cho đồng hồ.
Ống siphon có cấu tạo là một dạng ống bằng inox (hoặc kẽm) được uống cong hình chữ U hoặc chữ L. Khi dùng, ta sẽ cho nước vào phần cong của ống. Khi nhiệt độ cao đi qua ống thì phần nước này sẽ giúp giảm nhiệt cho hơi nóng.
Thông thường, ống siphon có thể giảm được nhiệt độ từ 200 độ C xuống tầm nhiệt còn khoảng 60 độ C.
Nên khi bạn muốn đo áp suất cho môi trường nhiệt độ cao; chắc chắn phải dùng thêm ống siphon hỗ trợ.
Trên đây là những lưu ý mà ta cần lưu ý khi chọn mua cũng như cách lắp đặt đồng hồ áp suất nước mà mình muốn chia sẻ.
Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Công Nhệ Mới GP
Hotline: 0865301239
Địa chỉ: 390/9 đường HT13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Gmail: info@gptek.vn
Fanpage:https://www.facebook.com/profile.php?id=100091397120084
Website: https://gptek.vn/