Hướng dẫn cách đọc thông số và tính toán chọn relay nhiệt phù hợp cho động cơ và contactor đi kèm giúp đáp ứng công suất động cơ và bảo vệ an toàn cho thiết bị.
Rờ le nhiệt hay còn gọi là relay nhiệt được biết đến là thiết bị giúp đóng hay mở các tiếp điểm để bảo vệ động cơ khỏi tình trạng quá tải. Thiết bị được thiết kế với cơ cấu uốn cong bởi sự khác biệt về nhiệt độ giãn nở ở chất lưỡng kim. Relay nhiệt thường được kết hợp với khởi động từ (contactor) do tự nó không thể tự động chuyển mạch chính, điểm hoạt động của cũng có thể có sự thay đổi.
Cách tính chọn relay nhiệt và đọc thông số
Cách tính toán chọn relay nhiệt
Thực tế, việc lựa chọn relay nhiệt phù hợp với động cơ là đảm bảo dòng điện định mức trên bảng thông số sản phẩm bằng với dòng điện định mức của động cơ điện cần để bảo vệ. Cùng với đó, việc lựa chọn thiết bị này cũng cần cân nhắc đến nhiều yếu tố khác như: phụ tải, nhiệt độ, môi trường...
Các thông số cần lưu ý khi chọn relay nhiệt
Để đảm bảo chọn được relay nhiệt chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn cần phải quan tâm như:
Dòng điện định mức
Dòng contactor phù hợp với relay nhiệt
Bạn cần phải tính toán để đảm bảo việc lựa chọn dòng định mức được chính xác theo công thức:
– Idm = Itt x 2
– Iccb = Idm x 2
– Ict = (1,2-1,5)Idm
Ví dụ như, nếu động cơ có tải 3 pha, 380V, 3kW thì dòng định mức sẽ được tính với công thức:
Itt = P/(1.73 x 380 x 0,85) ở đây hệ số cosphi là 0,85.
Theo đó, sẽ có được Itt = 3000/(1,73x380x0,85)=5,4A
Như vậy, dòng định mức của relay nhiệt cần lựa chọn là 8A. Thường thì relay nhiệt sẽ có dải chỉnh dòng dư ra để đảm bảo việc điều chỉnh dòng được tiện lợi khi ứng dụng vào thực tế tải của động cơ.
Một số lưu ý quan trọng khi chọn relay nhiệt
Nên lựa chọn relay nhiệt ở ngưỡng tương ứng hoặc cao hơn so với dải hoạt động của động cơ. Cùng với đó, ngưỡng điều chỉnh thấp nhất của thiết bị này nên chọn thấp hơn so với khoảng giữa ở trong dải hoạt động mà động cơ được thiết kế. Nếu chọn ngưỡng điều chỉnh cao nhất thì relay nhiệt phải cao hơn so với ngưỡng trên mà dải hoạt động của động cơ đang có.
Trên thị trường hiện nay có một số loại relay nhiệt được thiết kế có chân cắm được vào contactor. Vì thế, nếu chọn loại relay nhiệt thì cần chọn đúng loại contactor tương thích mới có thể có được hiệu quả sử dụng tốt nhất.
Có một số loại relay nhiệt được tích hợp thêm tính năng bảo vệ mất pha. Nhưng thực tế thì thị trường hiện không phổ biến loại này. Vì thế, việc lựa chọn relay nhiệt có tính năng bảo vệ mất pha riêng sẽ là lựa chọn đúng đắn hơn.
Các thông số lựa chọn relay quá tải nhiệt
Muốn chọn relay quá tải nhiệt hiệu quả, bạn cần xem xét đến các thông số trên sản phẩm để tính toán lựa chọn phù hợp lắp cho động cơ, bạn có thể tham khảo các yếu tố phía dưới:
- Thứ nhất, điện áp định mức của relay nhiệt
- Thứ hai, phạm vi dãi dòng hoạt động của relay nhiệt
- Thứ ba, điện áp cách điện định mức
- Thứ tư, tính năng bảo vệ mất pha được tích hợp sẵn
- Thứ năm, relay nhiệt đạt được các tiêu chuẩn quốc tế
- Thứ sáu, đặc điểm nhiệt độ không khí ở xung quanh môi trường lắp đặt relay nhiệt
- Thứ bảy, tính năng ngắt thủ công hay tự động.
7 thông số trên luôn được nhà sản xuất công bố trên sản phẩm, khi lựa chọn các bạn cần đảm bảo các yếu tố trên có phù hợp hay không.
Cách đọc thông số relay nhiệt
Muốn đọc thông số của relay nhiệt không khó. Bạn chỉ cần lưu ý những điều sau khi nhìn vào hình dưới:
cách đọc thông số relay nhiệt
- Vị trí giúp kết nối vào công tắc tơ
- Nút Reset thiết kế thủ công / tự động tùy theo từng loại relay
- Nút kiểm tra
- Vị trí cài đặt hiện tại của động cơ
- Nút tắt hoạt động
- Vị trí cung cấp thiết bị đầu cuối
Thuật ngữ kỹ thuật về relay nhiệt
Muốn tìm hiểu về relay nhiệt thì bạn cần nắm được một số thuật ngữ cơ bản về thiết bị này. Đó chính là:
Hành trình chuyến đi: Thuật ngữ này chỉ khoảng thời gian mà relay quá tải cần phải tác động với 7,2 lần dòng hoạt động.
Thiết lập hiện tại: Đây là thuật ngữ chỉ việc relay nhiệt sử dụng chiết áp quay để điều chỉnh phù hợp với dòng điện định mức mà động cơ đang có. Ampe chính là thang đo hiệu chuẩn của chiết áp quay.
Đặt lại thủ công/tự động: Nếu chọn đặt lại thủ công thì người dùng phải nhấn trực tiếp vào nút “Đặt Lại”. Nếu chọn đặt lại tự động thì tự relay sẽ đặt lại mà không cần sự tác động của người dùng.
Thời gian hồi phục: Sau khi trải qua tình trạng quá tải, relay cần phải có một khoảng thời gian để giúp giải lưỡng kim có thể hạ nhiệt. Đây là thời gian mà thiết bị hồi phục. Chỉ khi relay nguội thì mới có thể đặt lại.
Chức năng kiểm tra: Có thể dùng nút TEST để kiểm tra khả năng làm việc chính xác của relay nhiệt. Nút này dùng cho việc mô phỏng đối với sự vấp ngã của thiết bị. Theo đó, quá trình mô phỏng này, các tiếp điểm thường đóng (95 – 96). Ngoài ra, các tiếp điểm thường mở (97 – 98) cũng sẽ được đóng lại. Điều này giúp việc kiểm tra mạch phụ của relay đã được nối chính xác hay chưa.
Chức năng dừng: Khi người dùng chọn nút “Dừng” sẽ khiến tiếp điểm thường đóng sẽ mở ra. Đồng thời, contactor sẽ tắt nguồn khiến cho phụ tải cũng bị tắt. Khi nút “Dừng” được nhả ra kết nối sẽ được thông qua.
Chỉ báo trạng thái: Đây là khái niệm cho thấy trạng thái hoạt động của relay nhiệt được thể hiện bằng đèn báo.
Địa chỉ liên hệ phụ trợ: Ở thiết kế của relay có tiếp điểm thường mở để tín hiệu chuyến đi có thể đi qua. Cùng với đó, tiếp điểm thường đóng sẽ giúp contactor có thể đóng cắt.
Có thể thấy, relay nhiệt là thiết bị đóng vai trò quan trọng trong hoạt động và bảo vệ an toàn cho động cơ. Tuy nhiên, để thiết bị này có thể phát huy tối đa hiệu quả thì cần phải chọn được sản phẩm chất lượng chính hãng. Tất cả sẽ được đáp ứng đầy đủ khi bạn chọn GPTEK. Đây là địa chỉ uy tín mà hàng ngàn người tin tưởng lựa chọn. Dịch vụ cam kết cung cấp rờ le (relay) chính hãng 100%. Bảng giá sản phẩm hấp dẫn. Cung cấp đa dạng các mẫu relay phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi người dùng. Chỉ cần lựa chọn GPTEK, bạn sẽ có được sự lựa chọn hài lòng tuyệt đối.
Công Ty TNHH TM Và DV Công Nghệ Mới GP
Địa chỉ: 390/9 đường HT13, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Email: info@gptek.vn
Điện thoai: 0865301239 (call/zalo)
Website: https://gptek.vn/